2020 – năm chứng kiến đại dịch COVID “càn quét” kinh tế Việt Nam như thế nào và thị trường bất động sản cũng không phải ngoại lệ và có thể diễn đạt bằng hai từ khó khăn nhưng đây cũng là cơ hội để thị trường này reset và lấy lại “phong độ” để phát triển mạnh mẽ hơn trong 2021
Với thách thức khó khăn thị trường thì điều quan trọng nhất vẫn là nhìn thấy cơ hội đầu tư. Cơ hội đầu tư luôn hiện hữu và có thể đến từ chính sách của nhà nước, chất lượng dự án được chủ đầu tư tích cực thay đổi và không ngừng hoàn thiện chất lượng đồng thời tính pháp lý của dự án được chú trọng quan tâm hàng đầu. Thêm vào đó, sự đa dạng hoá các hình thức đầu tư bất động sản của các chủ đầu tư sẽ là đòn bẩy để thị trường bất động sản Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ sau COVID – 19.
Nhà ở xã hội, Nhà ở thương mại sẽ là xu hướng đầu tư 2021?
Một thống kê sơ bộ cho thấy, nếu phân khúc bất động sản dự án như căn hộ - chung cư cao cấp và nghỉ dưỡng lượng giao dịch giảm đáng kể từ 5 – 7%. Đồng thời nguồn cung đất nền dự án khan hiếm nên các dự án bất động sản tiếp tục vẫn thu hút các nhà đầu tư trong tương lại.
Không thể không phủ nhận, sự e dè của nhà đầu tư vẫn còn hiện hữu trong thị trường đầu tư bất động sản. Điều này đã thúc đẩy nhà đầu tư đi tìm kênh đầu tư mới an toàn, bền vững và hiệu quả hơn.
Một điều nữa cũng không thể phủ nhận: bất kể thời điểm nào, Bất động sản vẫn luôn là kênh bảo toàn tài sản tốt và mang lại giá trị sinh lời lớn. Tại sao lại khẳng định như vậy? Các chuyên gia về đầu tư bất động sản đều cho rằng: Với sự biến động không có điểm dừng của thị trường, trong tất các các lĩnh vực đầu tư (như chứng khoán, vàng, ngoại tệ) thì bất động sản với nhiều phân khúc đa dạng vẫn mang lại sự an tâm và nhiều sự lựa chọn đầù tư nhất.
Hơn nữa, thị trường bất động sản trong giai đoạn này đang có sự rà soát và sàng lọc những chủ đầu tư có uy tín với những dự án thực sự “ngon”. Đây cũng là điểm dự báo Đầu tư bất động sản trong những năm tới sẽ khó vì giá bán đã tăng lên. Chính lý do này, khi lựa chọn phân khúc đầu tư, nhà đầu tư cần xác định mục tiêu, chiến lược rõ ràng, hiểu rõ thông tin sản phẩm, chọn dự án đã hoàn thiện pháp lý, sản phẩm “đã có” để không bị “ăn quả đắng”
Chú ý nhất là Phó Tổng Thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản thì từng phân khúc sẽ có phục hồi nhanh hay chậm. Hiện nay, phân khúc bất động sản căn hộ - chung cư trung cấp trở xuống gồm Nhà ở xã hội nhu cầu còn rất lớn. Cầu phân khúc này lớn nhưng nhưng thị trường gần như tê liệt nên nén lực cầu lại. Đây là phân khúc căn hộ - chung cư có nhu cầu “thật”, vẫn có thanh khoản tốt, không sợ "chết đứng".
Tại Việt Nam, COVID-19 đã tác động tới đời sống kinh tế - xã hội, bất động sản cũng là một trong số các lĩnh vực chịu ảnh hưởng. Cụ thể, các Doanh nghiệp không “khoẻ” về năng lực tài chính đã không đảm bảo phí để duy trì hoạt động cho doanh nghiệp, ví dụ như không có nguồn thu để chi trả lương cho nhân viên, hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định hay “sâu “ hơn nữa là không đủ nguồn lực để tiếp tục hay triển khai các dự án đầu tư Bất động sản mới.
Nhằm tháo gỡ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp đứng vững trong cơn bão COVID – 19 nói riêng và phục hồi kinh tế nói chung, Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp cơ bản tốt nhất cho thị trường bất động sản nhằm thúc đẩy phát triển phân khúc nhà ở xã hội như: Nghị quyết số 71/2018/QH14có nêu: thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng xã hội, bổ sung 2.000 tỷ đồng bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại (do Ngân hàng Nhà nước chỉ định) để hỗ trợ cho các dự án đầu tư phát triển phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ - chung cư có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 20 triệu/m2)
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng hiện đang dần hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp. Lộ trình “dài hơi”, Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Nhà ở, Luật Kinh Doanh Bất động sản tạo điều kiện cho hoạt động giao dịch Nhà ở xã hội, nhà ở thương mại được diễn ra với thủ thục đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả chi phí thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng dự án bất động sản Nhà ở xã hội, Nhà ở thương mại.
Rõ ràng có thể thấy, Bộ xây dựng phối kết hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đã đề xuất một số giải pháp về thể chế tín dụng đối với thị trường bất động sản, đặc biệt là dòng tài chính này được “dồn sâu” cho dự án phát triển nhà ở xã hội cũng như nhà ở thương mại giá rẻ - coi đây là cú “tạo đà” cho thị trường bất động sản và hút lượng lớn nhà đầu tư vào phân khúc này
Có thể thấy Phân khúc Bất động sản Nhà ở xã hội vẫn có một lực hút đầu tư rất lớn với nhà đầu tư. Bên cạnh những nhà đầu tư thành công rực rỡ những cũng có nhiều nhà đầu tư đa chiụ thiệt hại rất nặng nề khi đầu tư vào phân khúc này do chưa hiểu biết sâu về thị trường , về sản phẩm. Bài viết này của Kênh địa ốc - kenhdiaoc.vn hy vọng các nhà đầu tư hãy giữ một cái đầu “lạnh” khi tham gia đầu tư vào Nhà ở xã hội nói riêng và Các phân khúc Bất động sản khác nói chung.
Liên hệ 0963 229 229 để biết thêm thông tin