Chia sẻ cát hung của cổng nhà, tiền sảnh, bếp

28/12/2023

Theo thuật phong thủy, cổng nhà - tiền sảnh - bếp ăn thật sự quan trọng trong việc điều khiển nguồn năng lượng trong nhà, giúp nhà bạn thu hút được vượng khí, đem lại may mắn cho mọi người trong nhà. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về "cát hung" của cổng nhà, tiền sảnh và bếp ăn một cách khách quan nhất.

 

Cát hung của cổng nhà

Tuy cổng không phải là cửa chính nhưng nó là một bộ phận của ngôi nhà bạn đang ở. Vì vậy, cho dù hướng phong thủy của cửa chính quan trọng hơn hướng của cổng nhưng bạn vẫn phải quan sát thật kỹ những dấu hiệu có thể gây ảnh hưởng xấu đến cổng nhà bạn, vể nguyên lý xem phong thủy cổng cũng lấy nguyên lý như cửa chính, thứ nhất là cung, thứ nhì là hướng.

  • Cổng nhà của người Trung Quổc thời xưa thường là một khôi kín và dày. Trước cổng nhà nên đặt một đôi sư tử bằng đá để xua đi tà khí bên ngoài, giúp gia chủ khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.

  • Nên thiết kế cổng có hình vòm cung úp xuống như hình cổng vòm. Điếu này tượng trưng cho việc bạn sẽ hoàn thành tất cả các mục tiêu đề ra.

Thông qua những phương pháp “Thiền định” để đi sâu vào tư duy đã phát hiện ra sự vận động của khí theo hình hai chữ “S” lồng nhau. Ngày nay khoa học nhận thấy quỹ đạo xoắn “S” có trong mọi cấu trúc từ ADN cho đến sự vận hành của vũ trụ. về góc độ của phong thủy học, những đường lượn quanh co có dạng hình chữ “S” rất tốt. Nó dẫn được những luồng khí (vận may) đến cho con người, do đó có câu "Sinh khí đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng".

Nhờ nắm rõ quy luật sự vận hành của khí quyển, kiến trúc sư đã khéo léo trong việc tạo ra những đường uốn lượn dẫn đến những luồng khí trong lành qua cổng, cửa chính và nhẹ nhàng dẫn đến từng phòng của từng cá thể cư ngụ theo quy tắc của phong thủy.

 

Hình ảnh cổng nhà hợp phong thủy 

 

Cát hung của tiền sảnh

Tiền sảnh không chỉ là nơi đón tiếp mà còn là khoảng ngăn cản hữu hiệu các xung sát từ bên ngoài tác động vào, cũng như làm một điểm nhấn riêng biệt của mỗi ngôi nhà.

Phong thủy quy định tiền sảnh phải tương ứng với quy mô của nhà, tương tự với cửa là chỗ nạp khí. Nhà lớn mà lõi vào nhỏ hoặc không có tiền sảnh thì dễ bị tán khí. Nhà nhỏ mà tiền sảnh rộng quá thì lãng phí diện tích. Khi nhà cao, bề thế, tiền sảnh có thể dùng thêm mái phụ, hạ thấp xuống để giới hạn phạm vi vùng đệm, tạo sự gần gũi hơn (khác với tiền sảnh nơi công cộng thường cao rộng để đón nhiều người).

Ở xứ nhiệt đới, tiến sảnh thường không có cửa hoặc tường, và nó còn đóng vai trò như một nơi tiếp khách tạm. Trong tiền sảnh thường kết hợp chỗ để giày dép, mũ nón, áo mưa, đồng hồ điện nước... để thuận tiện trong sử dụng và giảm "áp lực" cho phòng khách bên trong.

Về hình sáng và màu sắc, tiền sảnh có thể bố trí theo nguyên tắc Ngũ hành tương sinh để thêm sinh khí, theo quan niệm phong thủy. Ví dụ nhà có dáng vuông vức (thuộc hành Thổ) thì mái vào tiền sảnh nên dùng mái làm hình nhọn (hành Hỏa) để Hỏa sinh Thổ. Hoặc nhà sơn màu xanh dương (thuộc hành Thủy) thì tiền sảnh - mái đón có thể sơn màu trắng (hành Kim) để Kim sinh Thủy. Gặp trường hợp lối vào nhà bị góc nhọn, vát xéo (hành Hỏa) thì có thể đặt non bộ, gương soi (Thủy) để khắc bớt Hỏa. Khi tiền sảnh thuộc dạng dài (hành Mộc), có thể dùng các mảng gạch trang trí thô, điểm nhấn vuông (hành Thổ) để tạo hành tương khắc, giảm bớt cảm giác hun hút.

 

Hình ảnh tiền sảnh của chung cư

 

Cát hung của nhà bếp

Bếp được cha ông ta xem như có vai trò quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình. Dân gian ta còn thờ cúng các vị thần bếp hay Táo quân để cầu cho quanh năm gia đình được ấm no.

Theo thuật phong thủy, bếp là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà, được ví như dạ dày của một cơ thể. Bếp cũng chính là nguồn tài lộc, quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình... Chính vì vậy, khi thiết kế xây dựng, chúng ta luôn quan tâm đến một gian bếp vừa đáp ứng được nhu cầu chế biến thức ăn với những trang thiết bị hiện đại, vừa là nơi ăn uống, thư giãn của cả gia đình. Ngoài yếu tố tiện nghi, bếp phải được xem xét ở các góc độ thẩm mỹ, kiến trúc và phong thủy.

Bếp tránh bị nhìn trực diện từ bên ngoài cổng hay cửa phòng khách hoặc đối diện nhà vệ sinh. Theo phong thủy, vị trí của bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi bị đường đi. Gian bếp lộ thì bất lợi về tài lộc cho chủ nhân. Bếp là nơi "hậu cung", phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà, tránh bị đối diện với cửa nhà hoặc gian phòng khách. Một quầy bar chắn giữa bếp và phòng khách vừa đảm bảo sự phân lớp không gian kiến trúc, vừa đảm bảo sự kín đáo cho bếp.

Màu sắc gian bếp phải hài hòa theo phong thủy. Bếp là nơi đun nấu, là lửa, thuộc hành Hỏa, vì thế màu sắc thích hợp của bếp phải được xem xét theo Bát quái. Bếp đặt ở góc Đông Bắc hoặc Tây Nam nên dùng màu vàng. Bếp đặt ở góc phía Tây hoặc Tây Bắc nên dùng màu trắng, màu ghi. Bếp đặt ở góc phía Đông, Đông Nam, hoặc phương Bắc hợp với màu xanh. Bếp ở góc phía Nam nên dùng màu vàng, màu ghi, kỵ màu đỏ vì phương này nếu hỏa quá vượng dễ sinh hỏa hoạn.

Bếp tránh đặt ngay dưới xà ngang, vì theo phong thủy xà ngang áp trên bếp chủ hao tài tốn của. Vị trí gian bếp nên đảm bảo ánh sáng hài hòa, tránh bị quá ẩm thấp, tối tăm, phải có cửa thông gió, khử mùi để không khí lưu thông.

 

Hình ảnh bếp ăn trang trí phù hợp phong thủy

 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN GIA THÀNH
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN GIA THÀNH
Số 232, Phố Nguyễn Lân, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Copyright © 2019 Kenhdiaoc.vn
Ghi rõ nguồn "kenhdiaoc.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.